34 triệu chứng tiền mãn kinh mà chị em cần nắm rõ và giải pháp cải thiện

Nhận biết sớm 34 triệu chứng tiền mãn kinh có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết các dấu hiệu này từ sớm. Để giúp chị em có thêm kiến thức và  có biện pháp cải thiện hiệu quả, chúng tôi xin đưa một số thông tin trong bài viết sau đây.

34 triệu chứng tiền mãn kinh mà chị em cần nắm rõ

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời kỳ sinh nở và mãn kinh. Trung bình, các dấu hiệu tiền mãn kinh thường bắt đầu từ tuổi 40-55. Độ tuổi này khác nhau ở mỗi người do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Lối sống, hoạt động của hệ trục “vàng” não bộ – tuyến yên – buồng trứng, di truyền,... Nhiều chị em phụ nữ rất thắc mắc đặt ra câu hỏi: Các triệu chứng tiền mãn kinh là gì?

Dưới đây là 34 triệu chứng tiền mãn kinh mà chị em cần nắm rõ:

1. Bốc hỏa.

2. Rối loạn kinh nguyệt.

3. Mệt mỏi.

4. Đổ mồ hôi về đêm.

5. Giảm ham muốn.

6. Suy giảm trí nhớ.

7. Khô âm đạo.

8. Tâm trạng thay đổi thất thường.

9. Có cảm giác sợ hãi, nhịp tim nhanh, hơi thở nông.

10. Nhiễm trùng đường tiết niệu.

11. Đầy hơi.

12. Rụng tóc.

13. Rối loạn giấc ngủ.

14. Chóng mặt.

15. Tăng cân.

16. Tiểu không tự chủ.

17. Đau đầu.

18. Miệng có vị kim loại.

19. Rối loạn tiêu hóa.

20. Da khô sạm.

21. Dị ứng.

22. Móng giòn và dễ gãy.

23. Thay đổi mùi cơ thể.

24. Da ngứa.

25. Loãng xương.

26. Cảm giác ngứa ran ở tay chân.

27. Mất ngủ.

28. Khó tập trung.

29. Nhịp tim không đều.

30. Lo lắng.

31. Trầm cảm.

32. Đau vú.

33. Đau khớp.

34. Cảm giác như sốc điện nhẹ.


Kho-han,-boc-hoa,-roi-loan-kinh-nguyet-sam-da-la-nhung-dau-hieu-tien-man-kinh-som

Khô hạn, bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt, sạm da là những dấu hiệu tiền mãn kinh sớm

Bốc hỏa: Là dấu hiệu mãn kinh phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng hơn 50% phụ nữ ở độ tuổi này. Triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh là cảm giác nóng bất chợt rồi lan tỏa khắp cơ thể, khiến mặt đỏ bừng.

Rối loạn kinh nguyệt: Sự tăng hoặc giảm bất thường của hormone estrogen và progesterone khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

Mệt mỏi: Luôn có cảm giác uể oải, khó chịu, mệt mỏi kể cả đã ngủ đủ giấc.

Mất trí nhớ: Mất trí nhớ hay lúc nhớ lúc quên cũng là triệu chứng tiền mãn kinh phổ biến. Suy giảm hormone estrogen là nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Đổ mồ hôi về đêm: Thường liên quan đến cơn bốc hỏa trong đêm. Đổ mồ hôi gây mất ngủ, khó ngủ, mệt mỏi. Giống như bốc hỏa, đổ mồ hôi là kết quả của sự mất cân bằng nội tiết tố nữ.

Giảm ham muốn: Lãnh cảm thường là do suy giảm nội tiết gây khô âm đạo khiến quan hệ bị đau rát. Ngoài ra, nội tiết tố nữ giảm cũng gây suy giảm ham muốn. Một số chị em bị trầm cảm hoặc có những thay đổi khó chịu về cơ thể nên không còn ham muốn.

Khô âm đạo: Là dấu hiệu tiền mãn kinh điển hình nhất. Thiếu hụt estrogen trước và trong giai đoạn này làm cho độ ẩm của âm đạo suy giảm.

Kho-am-dao-la-trieu-chung-cua-tien-man-kinh

Khô âm đạo là triệu chứng của tiền mãn kinh

Tâm trạng thất thường: Nồng độ hormone estrogen dao động trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ. Khi hormone mất cân bằng, các chất dẫn truyền thần kinh này bị suy yếu dẫn đến thay đổi tâm trạng thất thường như tức giận, hạnh phúc tột độ hoặc khóc lóc.

Cảm giác sợ hãi, hoảng loạn, nhịp tim nhanh: Cũng là triệu chứng tiền mãn kinh phổ biến.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi nồng độ estrogen thấp có thể gây mất cân bằng pH âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm men phát triển dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên.

Đầy hơi: Estrogen có thể tăng hoặc giảm trong suốt thời kỳ tiền mãn kinh, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Rụng tóc: Trong thời kỳ tiền mãn kinh là do nồng độ estrogen thấp nên gây ra hiện tượng rụng tóc. Các nang tóc rất cần estrogen để phát triển và khỏe mạnh. 

Rối loạn giấc ngủ: Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ thường là do đổ mồ hôi về đêm, căng thẳng, lo lắng,...

Chóng mặt: Chóng mặt là dấu hiệu tiền mãn kinh có thể đến đột ngột và chỉ kéo dài một vài phút hoặc thường xuyên. 

Tăng cân: Những thay đổi nội tiết tố xảy ra khi ở thời kỳ tiền mãn kinh không chỉ gây khó khăn trong việc giảm cân mà còn làm giảm cơ bắp, tăng khối lượng mỡ và thường tập trung ở vùng bụng.

Tang-can-cung-la-mot-trong-nhung-dau-hieu-cua-tien-man-kinh

Tăng cân cũng là một trong những dấu hiệu của tiền mãn kinh

Tiểu không tự chủ: Là triệu chứng của tiền mãn kinh. Khi nồng độ estrogen giảm làm mỏng thành niệu đạo gây ra tình trạng tiểu không tự chủ.

Đau đầu: Khi sụt giảm estrogen cũng gây đau đầu. Đây cũng là triệu chứng tiền mãn kinh/mãn kinh xảy ra với nhiều phụ nữ.

Miệng có vị kim loại: Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen có thể gây ra mùi vị kim loại trong miệng kèm với cảm giác đau hoặc nóng ở lưỡi, môi. 

Rối loạn tiêu hóa: Khi estrogen giảm, nồng độ cortisol tăng lên, làm chậm quá trình tiêu hóa, gây táo bón, đầy hơi hoặc đau bụng.

Da khô sạm: Là một trong những dấu hiệu của tiền mãn kinh. Nội tiết tố đóng vai trò đàn hồi và cấp ẩm cho da.

Dị ứng: Sự dao động nội tiết tố gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì lý do này, nhiều phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh sẽ tăng độ nhạy cảm với các chất gây dị ứng.

Móng giòn và dễ gãy: Estrogen cũng rất cần thiết để giữ móng dài và chắc khỏe. Nồng độ estrogen suy giảm có thể khiến móng tay trở nên giòn và khô.

Thay đổi mùi cơ thể: Estrogen suy giảm làm tăng tiết mồ hôi khiến cho cơ thể nặng mùi hơn.

Da ngứa: Khi nồng độ hormone estrogen giảm, quá trình sản xuất collagen sẽ bị chậm lại khiến da mỏng, khô, ngứa.

Loãng xương: Estrogen là hormone quan trọng để duy trì mật độ xương ở phụ nữ. Khi nồng độ estrogen suy giảm, mất xương có thể tăng nhanh chóng. Điều này khiến phụ nữ tiền mãn kinh/mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương.

Cảm giác ngứa ran ở tay chân: Cảm giác ngứa ran ở cánh tay, bàn tay và bàn chân giống như vết đốt của côn trùng.

Mất ngủ: Mất ngủ là dấu hiệu tiền mãn kinh phổ biến ở nữ giới, trong giai đoạn này thường là hậu quả của các vấn đề khác như: Bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, lo lắng và hoảng sợ.

Phu-nu-thuong-bi-mat-ngu-o-giai-doan-tien-man-kinh

Phụ nữ thường bị mất ngủ ở giai đoạn tiền mãn kinh

 

Khó tập trung: Suy giảm estrogen và progesterone gây ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tập trung.

Nhịp tim không đều: Suy giảm estrogen ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh khiến nhịp tim không đều và rối loạn.

Lo lắng: Suy giảm estrogen ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin - Có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng. 

Trầm cảm: Nồng độ estrogen giảm gây ra vô số thay đổi với cơ thể và tâm sinh lý của phụ nữ. Điều này dễ dẫn đến cảm giác buồn bã, trầm cảm.

Đau vú: Đau 1 hoặc cả 2 bầu vú là một trong những tác dụng phụ của dao động nội tiết tố.

Đau khớp: Estrogen cũng giúp kiểm soát mức độ viêm trên toàn cơ thể. Phụ nữ có thể cảm thấy ở hông, đầu gối hoặc sưng các khớp.

Cảm giác như sốc điện nhẹ: Cảm giác này thường do các cơn bốc hỏa gây ra. Thường xảy ra khá nhanh nhưng lại rất khó chịu.

 

dau-khop-cung-la-dau-hieu-cua-tien-man-kinh

Đau khớp cũng là dấu hiệu của tiền mãn kinh

>>>Xem thêm: Rối loạn nội tiết tố nữ - Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục

Nên làm gì để cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh?

Dưới đây là một số biện pháp mà chị em có thể áp dụng để cải thiện 34 triệu chứng tiền mãn kinh trên:

Tập thể dục mỗi ngày giúp cải thiện các dấu hiệu của tiền mãn kinh

Theo các nghiên cứu, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, tăng cường trao đổi chất và ngăn ngừa lão hóa. Các bài tập thể dục phù hợp với phụ nữ tiền mãn kinh là: Yoga, thiền, khiêu vũ, zumba, cardio,...

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý rất hữu ích cho phụ nữ tiền mãn kinh

Bổ sung đầy đủ canxi (sữa và chế phẩm từ sữa, các loại đậu), bổ sung sắt (thịt bò, trứng, rau màu xanh đậm, các loại hạt), cung cấp nhiều chất xơ (ngũ cốc, gạo, trái cây, rau xanh), uống đủ nước (2 lít/ngày), hạn chế muối và đường, từ bỏ bia, rượu, cà phê, thuốc lá,...

Kiểm soát căng thẳng một cách hợp lý

Ở tuổi tiền mãn kinh, phái đẹp nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, yêu đời, tránh căng thẳng hay phiền muộn, không nên bực tức trong lòng. Hãy chia sẻ với người thân và gia đình, dành nhiều thời gian để thư giãn như mua sắm, xem phim, nghe nhạc, đọc sách, đi du lịch,...

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Việc vệ sinh cô bé đúng cách cũng góp phần giảm bớt các dấu hiệu tiền mãn kinh gây ra cho phụ nữ. Chị em nên vệ sinh vùng kín của mình vào sáng và tối bằng nước ấm, tránh thụt rửa âm đạo quá sâu, không mặc đồ lót quá chật hoặc ẩm ướt.

Mot-che-do-an-khoa-hoc-giup-cai-thien-cac-trieu-chung-tien-man-kinh

Một chế độ ăn khoa học giúp cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh

Sản phẩm thảo dược Spacaps – Giúp kích thích sản sinh nội tiết tố tự nhiên, cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh

34 triệu chứng tiền mãn kinh trên đều do nguyên nhân chính là sự thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể. Vì thế, việc bổ sung estrogen chính là giải pháp tốt giúp chị em đẩy lùi các triệu chứng tiền mãn kinh. Thế nhưng, hiện nay, các sản phẩm bổ sung nội tiết estrogen trên thị trường thường có nguồn gốc tổng hợp. Mà estrogen tổng hợp sẽ không thân thiện với cơ thể, khó hấp thu, có thể gây dư thừa estrogen. Do vậy, tình trạng bốc hỏa, khô âm đạo, suy giảm sinh lý nữ không được cải thiện triệt để. Trước thực tế đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm từ thảo dược, đó chính là Spacaps.

Để đi qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng cũng như cải thiện 34 triệu chứng tiền mãn kinh, giới chuyên gia khuyên nữ giới nên bổ sung estrogen có nguồn gốc từ đậu nành (isoflavone) và tinh chất từ củ mài pregnenolone giúp cân bằng và sản sinh nội tiết tố một cách tự nhiên. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp với các dược liệu quý như đương quy, nhàu, thổ phục linh, hà thủ ô giúp bổ khí huyết, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, sản phẩm chính là giải pháp đẩy lùi các triệu chứng tiền mãn kinh nhờ 3 cơ chế:

  • Bổ sung dưỡng chất giúp tăng cường chức năng của các cơ quan sinh sản.
  • Bổ sung phytoestrogen thực vật cho các cơ quan cần estrogen để hoạt động, nhờ vậy, giúp cơ thể cân bằng trở lại và giảm triệu chứng tiền mãn kinh do suy giảm nội tiết tố gây ra.
  • Chống viêm, bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân gây hại, làm chậm sự thoái hóa.

Spacaps giúp cải thiện các triệu chứng cho phụ nữ tiền mãn kinh

Bài viết trên là tổng quan về 34 triệu chứng tiền mãn kinh và một số cách khắc phục. Để xua tan nỗi lo ở phụ nữ tiền mãn kinh/mãn kinh, chị em nên áp dụng các biện pháp trên với sử dụng sản phẩm thảo dược chứa isoflavone và pregnenolone mỗi ngày.

Nếu có câu hỏi nào liên quan đến tiền mãn kinh/mãn kinh, hãy để lại bình luận bên dưới, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.

>>>Xem thêm: Mách bạn cách chữa khô âm đạo đơn giản, hiệu quả nhất

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/perimenopause/symptoms-causes/syc-20354666

https://www.webmd.com/menopause/guide/guide-perimenopause

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21608-perimenopause

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-spacaps



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Chỉ sau 14 ngày, tình trạng khô hạn đã không còn là nỗi lo
    Chỉ sau 14 ngày, tình trạng khô hạn đã không còn là nỗi lo

    Chị em phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh hay sau sinh thường gặp phải những rắc rối: khô hạn, giảm ham muốn, da nám, khô sạm và già nua, tóc rụng nhiều, bốc hỏa,... Khi ở tình trạng trên chắc chắn chị em chẳng mấy ai thích rồi, nhất là khi “khô hạn”. Hơn nữa các đức lang quân cũng lại càng không thích, do vậy các vấn đề trên tưởng là nhỏ thôi nhưng lại rất ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của chị em mình.

  • Vì sao hoạt chất pregnenolone trong củ mài đắng giúp tăng cường sinh lý nữ?
    Vì sao hoạt chất pregnenolone trong củ mài đắng giúp tăng cường sinh lý nữ?

    Tăng cường sinh lý nữ là giải pháp mà đa số chị em hiện nay đang hướng đến để cải thiện chuyện phòng the, dưỡng nhan sắc. Tuy nhiên, việc tìm được phương pháp hiệu quả mà an toàn không phải là điều dễ dàng bởi trên thị trường có hỗn tạp các sản phẩm khác nhau khiến chị em băn khoăn khi chọn lựa. Một giải pháp được gợi ý có thể đáp ứng được cả 2 khía cạnh an toàn và hiệu quả đó chính là sử dụng tinh chất củ mài pregnenolone. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết này!

  • 48 tuổi bị khô âm đạo, rối loạn nội tiết dùng Spacaps có cải thiện không?
    48 tuổi bị khô âm đạo, rối loạn nội tiết dùng Spacaps có cải thiện không?

    Hỏi: Chào giáo sư, tuần vừa rồi tôi có xem giáo sư tư vấn trong chương trình "Giao lưu trực tuyến về tình trạng rối loạn nội tiết tố" trên trang Tư vấn sức khỏe 24h. Tôi năm nay 48 tuổi rồi ạ, kinh nguyệt bắt đầu rối loạn, chuyện vợ chồng gặp nhiều khó khăn do tôi bị khô âm đạo. Xin hỏi giáo sư, trong chương trình, giáo sư có nhắc tới sản phẩm Spacaps. Vậy độ tuổi của tôi với những biểu hiện như vậy có uống được không? Nếu có thì dùng trong bao lâu sẽ cải thiện tình trạng khô âm đạo và các rối loạn nội tiết? (Đinh Thị Thúy Vân – Mộ Đức, Quảng Ngãi).

  • Nghiên cứu tại BV Từ Dũ đánh giá hiệu quả của Spacaps trong hỗ trợ cải thiện khô âm đạo
    Nghiên cứu tại BV Từ Dũ đánh giá hiệu quả của Spacaps trong hỗ trợ cải thiện khô âm đạo

    Thử nghiệm lâm sàng không đối chứng trên 100 phụ nữ có triệu chứng khô âm đạo được sử dụng Spacaps (Phytoestrogen) trong 3 tháng. Kết quả: triệu chứng khô âm đạo cải thiện đáng kể sau khi kết thúc 1 đợt điều trị: ngứa âm đạo giảm 89,4%, chảy máu sau giao hợp giảm 87,8%, đau khi giao hợp giảm 84,1%, nóng rát âm đạo giảm 85,05%, tự cảm thấy khô âm đạo giảm 82,2%.