Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện ở phụ nữ từ 40 tuổi trở đi, bao gồm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, sa sút trí tuệ, lo lắng, khô hạn, giảm ham muốn, mệt mỏi, mất ngủ, loãng xương,... Vậy khắc phục các dấu hiệu tiền mãn kinh như thế nào cho hiệu quả? Theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!
Những dấu hiệu tiền mãn kinh phổ biến ở phụ nữ
Ở phụ nữ tiền mãn kinh, nội tiết tố suy giảm kéo theo một loạt các biến đổi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy tiền mãn kinh có dấu hiệu gì? Cụ thể như sau:
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
Dấu hiệu phổ biến nhất của tiền mãn kinh là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Với sự thay đổi nồng độ estrogen, quá trình rụng trứng trở nên không thể đoán được và chu kỳ kinh nguyệt có thể dài/ngắn hơn, nặng/nhẹ hơn. Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng có thể bỏ qua một số kỳ kinh.
Khô âm đạo
Nồng độ estrogen suy giảm, khiến cô bé không đủ dịch nhờn để bôi trơn, làm các mô ở âm đạo trở nên mỏng và khô hơn. Điều này có thể gây ngứa, khó chịu và đau khi quan hệ tình dục.
Khô âm đạo là một dấu hiệu tiền mãn kinh
Căng vú
Nhiều người trong chúng ta đã từng trải qua cảm giác ngực căng trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai. Đó cũng là một dấu hiệu phổ biến của thời kỳ tiền mãn kinh.
Bốc hỏa, đổ mồ hôi
Cơ thể bỗng nhiên bốc hỏa, đổ mồ hôi đều là những dấu hiệu xảy ra hầu hết ở phụ nữ tiền mãn kinh. Có đến hơn 75% phụ nữ phải chịu đựng những cơn bốc hỏa ở giai đoạn này. Tần suất và tốc độ những cơn bốc hỏa tăng dần, có thể kéo dài cả ngày lẫn đêm, kèm theo đó là tình trạng khó ngủ. Suy giảm nội tiết tố estrogen được coi là nhân tố chính gây ra các tình trạng này. Những thay đổi về nội tiết tố và đổ mồ hôi ban đêm có thể tàn phá giấc ngủ của bạn.
Chóng mặt, nhức đầu
Chóng mặt, nhức đầu là một dấu hiệu tiền mãn kinh xảy ra do suy giảm nồng độ hormone estrogen. Nếu bạn bị chóng mặt, nhức đầu dữ dội, hãy đến gặp bác sĩ, bởi đôi khi là do một bệnh lý nào khác. Nếu chóng mặt, nhức đầu do tiền mãn kinh, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách ăn uống khoa học và tập thể dục đều đặn.
Cảm giác điện giật
Nghe có vẻ bất thường, nhưng một số phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh cho biết họ cảm thấy điện giật dưới da.
Mệt mỏi
Cảm giác cực kỳ kiệt sức hoặc mất hoàn toàn năng lượng là một trong những dấu hiệu của tiền mãn kinh.
Phụ nữ tiền mãn kinh thường cảm thấy mệt mỏi
Thay đổi về vóc dáng, da và tóc
Sự suy giảm estrogen có thể khiến da, tóc trở nên mỏng và khô hơn. Vì vậy, trong thời kỳ tiền mãn kinh, nhiều phụ nữ lâm vào tình trạng bị rụng tóc. Ngoài ra, làn da của chị em cũng trở nên khô, ráp.
Khó chịu, cáu gắt, tâm trạng thất thường
Do nồng độ hormone sinh dục suy giảm khiến tâm trạng của các chị em trong giai đoạn này trở nên nóng nảy, lo lắng thất thường, hay có cảm giác khó chịu, chán nản,... đôi khi còn tự kỷ, thậm chí là trầm cảm.
Đau khớp, loãng xương
Estrogen có vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển, kéo dài tuổi thọ của xương, đồng thời cản trở quá trình sinh sản của những tế bào hủy xương. Ngoài ra, estrogen còn tác động lên ruột giúp tăng sự hấp thu canxi, giúp xương chắc khỏe. Khi estrogen suy giảm, đồng nghĩa với quá trình hủy xương tăng, tạo xương giảm - Là nguyên nhân gây nên tình trạng loãng xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Bởi vậy, đau khớp, xương yếu cũng là dấu hiệu tiền mãn kinh mà chị em hay gặp phải.
Tăng cân
Nguyên do là trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen giảm khiến cơ thể có xu hướng lưu trữ nhiều chất béo hơn và làm chậm quá trình trao đổi chất. Do đó, tăng cân cũng là tình trạng dễ gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Một nghiên cứu trên 17.473 phụ nữ sau mãn kinh cho thấy những người giảm ít nhất 4,5 kg cân nặng hoặc 10% trọng lượng cơ thể trong vòng một năm có nhiều khả năng loại bỏ các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm.
Giảm ham muốn tình dục
Sự sụt giảm nội tiết tố estrogen khiến các mô âm đạo không đủ chất bôi trơn, độ đàn hồi cũng kém theo. Điều này làm cho thành âm đạo trở nên mỏng, khô và dễ rách. Từ đó gây khô hạn, đau rát khi quan hệ, lâu dần gây giảm ham muốn tình dục.
Ngoài ra, tình trạng mất trương lực mô có thể là nguyên nhân góp phần vào chứng tiểu không tự chủ. Vì vậy, khi nồng độ estrogen thấp cũng có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, âm đạo.
Sa sút trí tuệ
Thay đổi nội tiết tố cùng với các triệu chứng khác của tiền mãn kinh (thay đổi tâm trạng và các vấn đề về giấc ngủ) có thể khiến bạn khó nhớ, quên một số cuộc hẹn hoặc khó tập trung.
Vấn đề về miệng
Một số phụ nữ có thể gặp phải các vấn đề như chảy máu và rụng răng trong thời kỳ tiền mãn kinh.
Móng tay yếu
Sự dao động nội tiết tố có thể hạn chế khả năng sản xuất keratin của cơ thể, dẫn đến móng tay và móng chân giòn, dễ gãy.
Móng tay yếu, tóc dễ gãy rụng là dấu hiệu tiền mãn kinh
>>>Xem thêm: Rối loạn nội tiết tố nữ - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
Cải thiện các triệu chứng của tiền mãn kinh bằng cách nào?
Việc áp dụng một số biện pháp tại nhà hoặc sử dụng sản phẩm thảo dược có thể giúp cải thiện các triệu chứng của tiền mãn kinh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ.
Áp dụng một số biện pháp tại nhà
Để cải thiện các dấu hiệu tiền mãn kinh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại như sau:
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp làm giảm nguy cơ gãy và loãng xương. Nhiều loại thực phẩm giàu canxi, bao gồm sữa chua, sữa, pho mát, cải xoăn, cải thìa, rau bina,...
- Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp ngăn ngừa một số triệu chứng mãn kinh. Một nghiên cứu quan sát trên 3.236 phụ nữ trong độ tuổi 50–59 cho thấy rằng chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể dẫn đến ít phân hủy xương hơn.
- Tránh xa caffeine, rượu bia và thức ăn có đường, dầu mỡ hoặc nhiều gia vị.
- Một nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục 3 giờ mỗi tuần trong một năm đã cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống tổng thể ở một nhóm phụ nữ mãn kinh.
- Thực phẩm giàu phytoestrogen bao gồm đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, đậu phụ, hạt lanh, hạt mè,... có thể giúp cải thiện các dấu hiệu tiền mãn kinh. Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều đậu nành có liên quan đến việc giảm mức cholesterol và cải thiện mức độ nghiêm trọng của những cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh.
Spacaps là giải pháp tuyệt vời cho phụ nữ tiền mãn kinh
Để bổ sung nội tiết tố, chị em phụ nữ tiền mãn kinh thường lựa chọn mầm đậu nành. Tuy nhiên, mầm đậu nành nếu được bào chế bằng công nghệ cũ, chỉ dừng lại ở mức rang rồi xay thô sơ thì hàm lượng isoflavone thấp. Muốn đạt hiệu quả thì phải sử dụng một lượng lớn bột mầm đậu nành. Điều này có thể sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, tăng cân. Để khắc phục những bất cập trên, các nhà khoa học đã tinh chiết isoflavone trong mầm đậu nành bằng công nghệ sản xuất hiện đại và bào chế thành công viên nang Spacaps.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Spacaps giúp cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh hiệu quả
Spacaps có hiệu quả hơn trong việc cân bằng nội tiết tố nữ, đẩy lùi khô hạn so với các sản phẩm thông thường khác là do ngoài thành phần isoflavone (tinh chất mầm đậu nành) giúp bổ sung estrogen, nó còn chứa tinh chất củ mài (tiền hormone pregnenolone) kích thích sản sinh estrogen, progesterone, testosterone một cách tự nhiên. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp thêm các loại thảo dược quý như: Đương quy, nhàu, hà thủ ô, thổ phục linh có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và hồi phục chức năng sinh lý nữ. Cụ thể:
+ Đương quy, hà thủ ô: Giúp tăng cường lưu thông khí huyết, làm cho "cô bé" luôn ẩm ướt, trơn tru, da dẻ mịn màng, tóc suôn mượt.
+ Nhàu, thổ phục linh: Có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, tăng miễn dịch từ đó giảm viêm nhiễm phụ khoa.
Sản phẩm Spacaps có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ cho người sử dụng, vì thế, chị em yên tâm sử dụng lâu dài.
Bài viết trên đã nêu ra các dấu hiệu tiền mãn kinh mà các chị em thường gặp nhất và một số cách khắc phục tại nhà. Để cải thiện chất lượng cuộc sống, bạn nên áp dụng các biện pháp đã nêu trên với sử dụng thêm sản phẩm thảo dược Spacaps mỗi ngày.
Nếu có câu hỏi nào liên quan đến vấn đề tiền mãn kinh/mãn kinh, hãy bình luận bên dưới bài viết, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể nhất cho bạn.
>>>Xem thêm: Những cách điều trị rối loạn nội tiết tố nữ
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/menopause/ss/slideshow-signs-perimenopause