Bốc hỏa đổ mồ hôi thường xảy ra ở phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Tình trạng này khiến cho chị em cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và mất ngủ triền miên. Vậy nguyên nhân gây bốc hỏa đổ mồ hôi là gì? Có cách nào giảm bớt tình trạng này không? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có lời giải đáp nhé.
Bốc hỏa đổ mồ hôi là gì?
Bốc hỏa đổ mồ hôi là thuật ngữ chỉ cơ thể đột ngột bị nóng bừng lên, tập trung nhiều nhất ở vùng đầu, mặt, cổ và ngực, dần dần lan xuống bụng hoặc toàn thân và kèm theo hiện tượng bị đổ mồ hôi nhiều, sau đó có thể bị ớn lạnh.
Bốc hỏa đổ mồ hôi là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh/mãn kinh. Đi cùng cơn bốc hỏa đổ mồ hôi là hiện tượng tim đập nhanh, thân nhiệt tăng lên như đang sốt và người mệt rũ. Mỗi cơn bốc hỏa thường kéo dài khoảng 3-5 phút, sau đó là hiện tượng đổ mồ hôi.
Độ tuổi nào thường bị bốc hỏa đổ mồ hôi?
Thời kỳ tiền mãn kinh/mãn kinh là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của hầu hết phụ nữ. Phụ nữ thường trải qua giai đoạn tiền mãn kinh/mãn kinh ở độ tuổi từ 40 đến 50. Giai đoạn tiền mãn kinh là lúc cơ thể người phụ nữ bắt đầu xuất hiện tình trạng bốc hỏa đổ mồ hôi. Trong hầu hết các trường hợp, nồng độ estrogen và progesterone của họ sẽ giảm dần, có thể dẫn đến một số triệu chứng, bao gồm các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi. Ngoài ra, cơn bốc hỏa đổ mồ hôi ban đêm có thể gặp ở phụ nữ sau sinh.
Bốc hỏa đổ mồ hôi thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh
Nguyên nhân gây ra tình trạng bốc hỏa đổ mồ hôi ở nữ
Các nghiên cứu cho thấy, người bốc hỏa đổ mồ hôi là do sự thay đổi hormone nội tiết tố nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh/mãn kinh. Khi buồng trứng hoạt động kém hơm, đồng nghĩa với nồng độ estrogen cũng giảm đi và ngay lập tức cán cân nội tiết bị mất thăng bằng.
Nồng độ estrogen suy giảm sẽ tác động trực tiếp vào vùng dưới đồi, một phần của não chịu trách nhiệm kiểm soát việc thèm ăn, chu kỳ giấc ngủ, thân nhiệt và hormone tình dục. Khi vùng này bị rối loạn và “hiểu nhầm” là cơ thể đang quá nóng thì ngay lập tức não bộ sẽ báo động và vận hành cơ chế giải phóng nhiệt. Tim bơm máu nhanh hơn, đồng thời tuyến mồ hôi cũng vất vả làm việc để giúp làm mát cơ thể.
Ngoài ra, nguyên nhân gây bốc hỏa đổ mồ hôi còn do:
- Một số loại thuốc có thể khiến chị em rơi vào tình trạng như "ngồi trên đống lửa" đó là: Thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm,...
- Thừa cân, béo phì.
- Stress, căng thẳng kéo dài.
- Ăn quá nhiều đồ cay nóng, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
- Mắc một số bệnh lý như: Cường tuyến giáp, nhiễm virus, viêm nhiễm phụ khoa,...
- Môi trường: Phòng ở ngột ngạt, nóng bức, môi trường bị ô nhiễm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bốc hỏa đổ mồ hôi
>>>Xem thêm: Tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa khô hạn hiệu quả nhất
Bốc hỏa đổ mồ hôi gây ra những ảnh hưởng gì?
Cơn bốc hỏa đổ mồ hôi xuất hiện không chỉ khiến chị em cảm thấy kiệt quệ về thể chất mà còn có thể gây trầm cảm và ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng. Bên cạnh đó, những cơn bốc hỏa xuất hiện đột ngột có thể khiến phụ nữ mất kiểm soát bản thân khi gặp phải các tình huống ức chế hoặc kích động tâm lý. Các mối quan hệ về công việc, gia đình, bạn bè cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhiều chị em thường xuyên cáu gắt, lớn tiếng quát mắng người thân chỉ vì những chuyện rất nhỏ. Điều này làm không khí trong gia đình vô cùng căng thẳng, khiến tâm lý phụ nữ bị đè nặng.
Cơn bốc hỏa đổ mồ hôi từ mức độ nhẹ đến dữ dội có thể làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng, những phụ nữ bị bốc hỏa đổ mồ hôi có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mất xương nhiều hơn so với người không bị.
Cách khắc phục và ứng phó với những cơn bốc hỏa đổ mồ hôi
Để hạn chế những cơn bốc hỏa đổ mồ hôi, bạn có thể được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc và kết hợp chế độ ăn khoa học, lối sống lành mạnh.
Thuốc tây y
Sau đây là một số loại thuốc mà bác sĩ có thể chỉ định cho phụ nữ bị bốc hỏa đổ mồ hôi:
Liệu pháp hormone
Estrogen là hormone chính được sử dụng để giảm những cơn bốc hỏa đổ mồ hôi. Hầu như những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung đều có thể dùng estrogen đơn thuần. Nhưng nếu phụ nữ vẫn còn tử cung thì nên bổ sung progesterone cùng với estrogen để bảo vệ khỏi ung thư nội mạc tử cung.
Các bác sĩ thường sử dụng liều nhỏ nhất để cải thiện những cơn bốc hỏa đổ mồ hôi. Việc bạn sử dụng phương pháp điều trị này trong bao lâu tùy thuộc vào sự cân bằng giữa rủi ro và lợi ích. Mục tiêu là hạn chế những cơn bốc hỏa đổ mồ hôi và tối ưu hóa chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu bạn đã từng mắc hoặc có nguy cơ bị ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, bệnh tim, đột quỵ thì không nên áp dụng liệu pháp này.
Liệu pháp hormone có thể làm hạn chế xuất hiện những cơn bốc hỏa
Thuốc chống trầm cảm
Dạng paroxetine liều thấp (Brisdelle) là phương pháp điều trị cơn bốc hỏa đổ mồ hôi duy nhất không chứa hormone được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận. Các loại thuốc chống trầm cảm khác đã được sử dụng để điều trị chứng bốc hỏa đổ mồ hôi bao gồm:
- Venlafaxine (Effexor XR).
- Paroxetine (Paxil, Pexeva).
- Citalopram (Celexa).
- Escitalopram (Lexapro).
Những loại thuốc này không hiệu quả như liệu pháp hormone đối với những cơn bốc hỏa đổ mồ hôi nghiêm trọng, nhưng chúng có thể hữu ích đối với những phụ nữ không thể sử dụng hormone. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm buồn nôn, khó ngủ, tăng cân, khô miệng hoặc rối loạn chức năng tình dục.
Thuốc kê đơn khác
Các loại thuốc khác có thể giúp hạn chế những cơn bốc hỏa đổ mồ hôi cho phụ nữ bao gồm:
- Gabapentin là một loại thuốc chống co giật có hiệu quả vừa phải trong việc làm giảm các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, giữ nước (phù nề) và mệt mỏi.
- Pregabalin là một loại thuốc chống co giật khác có thể hiệu quả trong việc làm giảm các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi. Các tác dụng phụ có thể bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, khó tập trung, tăng cân.
- Oxybutynin cũng có thể giúp làm dịu những cơn bốc hỏa ở một số phụ nữ. Các tác dụng phụ có thể bao gồm khô miệng, khô mắt, táo bón, buồn nôn, chóng mặt.
- Clonidine có thể giúp giảm cơn bốc hỏa đổ mồ hôi ở phụ nữ. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng, táo bón.
Điều trị cơn bốc hỏa đổ mồ hôi bằng thuốc tây có thể gây ra một số tác dụng phụ
Các biện pháp ứng phó cơn bốc hỏa đổ mồ hôi tại nhà
Tình trạng bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của chị em phụ nữ. Vì vậy, các biện pháp "hạ hỏa" dưới đây có thể giúp ích cho bạn:
Giữ cơ thể luôn mát mẻ
Khi có dấu hiệu xuất hiện những cơn bốc hỏa, việc đầu tiên bạn nên làm là giúp cho cơ thể cảm thấy mát mẻ. Kể cả mùa đông, bạn cũng không nên ủ mình trong những chiếc áo hay lớp chăn quá dày, chỉ cần mặc vừa đủ ấm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dọn dẹp để phòng luôn thoáng đãng. Tại thời điểm xuất hiện cơn bốc hỏa, hãy uống một ly nước mát và sử dụng quạt hoặc bật điều hòa.
Điều chỉnh chế độ ăn đủ dinh dưỡng, khoa học
Chị em cần nhớ một vài lưu ý trong chế độ ăn uống của mình để giảm thiểu những cơn bốc hỏa đổ mồ hôi như:
- Hạn chế các loại đồ uống như: Rượu, cà phê, sôcôla, nước chè,… vì chúng đều có thể khiến cơ thể tăng nhiệt độ, làm cho cơn bốc hỏa đổ mồ hôi đến nhiều và thường xuyên hơn.
- Các loại gia vị như tiêu, ớt cay,… cũng dễ khiến cơ thể nóng lên, nên bạn cần hạn chế chúng.
- Hạn chế ăn thịt, thêm các loại rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.
Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Theo các nghiên cứu mới nhất, phụ nữ béo phì thường gặp cơn bốc hỏa đổ mồ hôi nhiều hơn. Vì thế, chị em bước vào tuổi tiền mãn kinh/mãn kinh nên kiểm soát trọng lượng cơ thể và duy trì ở mức cân nặng phù hợp.
Tập luyện và thư giãn
Căng thẳng có thể xuất hiện các bốc hỏa đổ mồ hôi nhiều hơn. Chị em nên có những biện pháp để giải tỏa căng thẳng và thư giãn. Một số biện pháp giúp chị em thư giãn, tránh lo âu như trò chuyện với bạn bè, vận động nhẹ nhàng, đi bộ, nghe nhạc, tập yoga, đọc sách,…
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện chứng bốc hỏa đổ mồ hôi
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, để cải thiện tình trạng bốc hỏa đổ mồ hôi, ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống khoa học, luyện tập hợp lý thì còn cần phải bổ sung thêm nội tiết tố nữ. Thế nhưng, hiện nay, các sản phẩm bổ sung nội tiết tố nữ (estrogen) trên thị trường thường có nguồn gốc tổng hợp. Mà estrogen tổng hợp thường không thân thiện với cơ thể, khó hấp thu và có thể gây dư thừa. Việc này gây ức chế ngược, khiến buồng trứng ngừng sản xuất estrogen, tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, u xơ tử cung,... Do vậy, tình trạng bốc hỏa đổ mồ hôi không được cải thiện triệt để. Trước thực tế đó, các nhà khoa học đã bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Spacaps.
Spacaps giúp bổ sung nội tiết tố, cải thiện bốc hỏa đổ mồ hôi
Các loại thảo dược trong sản phẩm Spacaps là một công thức tác động toàn diện lên chứng bốc hỏa đổ mồ hôi, khô âm đạo ở phụ nữ, cụ thể:
+ Isoflavone được chiết ra từ mầm đậu nành, có vai trò như hormone sinh dục nữ nên thường được gọi là “phytoestrogens”/estrogen thực vật.
+ Tinh chất củ mài (pregnenolone) là tiền hormone steroid được tổng hợp bởi tuyến thượng thận, buồng trứng, tinh hoàn,… Nó chuyển hóa thành DHEA (dehydroepiandrosterone), progesterone. DHEA sau đó sẽ chuyển hóa thành androstenedione, testosterone, estrogen.
Cả 2 thành phần trên đều chỉ được chuyển hóa thành hormone khi cơ thể thiếu hụt, do vậy, không gây ra tình trạng dư thừa như dùng thuốc nội tiết.
+ Đương quy có tác dụng bổ huyết, điều huyết, thông kinh.
+ Hà thủ ô giúp bổ máu, làm tăng lực khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
+ Nhàu có tác dụng hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt, chống oxy hóa, chống lão hóa, giảm viêm, tăng cường miễn dịch tế bào.
+ Thổ phục linh có khả năng kháng khuẩn, chống phù thũng.
Bài viết trên là tổng quan về vấn đề bốc hỏa đổ mồ hôi ở phụ nữ. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng sản phẩm thảo dược Spacaps mỗi ngày.
Nếu còn có câu hỏi nào liên quan đến vấn đề bốc hỏa đổ mồ hôi, hãy để lại bình luận bên dưới, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể hơn cho bạn.
>>>Xem thêm: Chị em nên ăn gì để cân bằng nội tiết tố nữ, lấy lại vẻ đôi mươi?
Tài liệu tham khảo:
https://www.newsweek.com/amplify/what-age-do-hot-flashes-start-what-causes-them
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hot-flashes/symptoms-causes/syc-20352790
https://www.healthline.com/health/menopause/symptoms-of-menopause