Bệnh loãng xương là một bệnh lý làm xương yếu dần đi, dẫn đến xương giòn và dễ gẫy. Nếu bạn bị loãng xương thì bạn có nguy cơ bị gãy xương đặc biệt là ở hông, cột sống và cổ tay.
Nguyên nhân loãng xương là gì?
Cơ thể chúng ta đào thải xương già và tái tạo xương mới theo chu trình liên tục. Ở độ tuổi 30 xương vẫn tiếp tục phát triển và cơ thể tạo xương nhiều hơn là mất, sau đó quá trình tiêu xương và tạo xương diễn ra một cách cân bằng. Nhưng đến thời kỳ mãn kinh sự cân bằng này bị phá vỡ, thay đổi lượng hormone trong cơ thể làm cho mất xương nhanh hơn tạo xương.
Mãn kinh là nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến loãng xương
Mãn kinh làm tăng mất xương
Mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi 50. Thay đổi lớn nhất trong thời kỳ này là lượng hormone estrogen giảm mạnh. Khi lượng estrogen giảm mạnh sẽ làm xương mất nhanh hơn. Trên thực tế trong vòng 5 năm đầu tiên sau mãn kinh một số phụ nữ vẫn có thể mất tới 25% trọng lượng xương của cơ thể. Đặc biệt, ở những phụ nữ hiện tượng mất xương xảy ra trầm trọng dẫn đến xương yếu và giòn.
Bạn có thể bị loãng xương nếu bạn đã bị mãn kinh
Thật không may là không ai trong chúng ta có thể kiểm soát được những thay đổi hormone trong cơ thể khi mãn kinh. Sau khi mãn kinh, tình trạng loãng xương sẽ tiến triển theo thời gian, xương mất nhiều hơn. Kết quả là sẽ có một hoặc nhiều xương bị gãy, sau đó là đau kéo dài và có thể dẫn đến tàn tật. Chẩn đoán loãng xương càng sớm thì càng tốt và là bước quan trọng để giúp bạn hạn chế mất xương ở giai đoạn sớm nhất có thể.
Mãn kinh là nguyên nhân quan trọng nhất gây loãng xương. Một số yếu tố tham gia vào nguy cơ loãng xương như:
- Gia đình có người bị loãng xương
- Mãn kinh sớm ( thường trước tuổi 45)
- Gãy xương trước đây có thể là do loãng xương
- Người gầy hoặc nhỏ xương
- Sử dụng một số thuốc như corticoid, hormone tuyến giáp.
- Hút thuốc, uống rượu
- Lượng canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày thấp
Ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ loãng xương thời kỳ mãn kinh như thế nào?
Mãn kinh là nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến loãng xương. Ở thời kỳ này lượng hormone trong cơ thể sụt giảm, đặc biệt là estrogen. Vậy để giảm thiểu nguy cơ loãng xương thì cách tốt nhất là bổ sung đầy đủ lượng hormone thiếu hụt cho cơ thể. Liệu pháp hormone trực tiếp là một giải pháp tuy nhiên nó không an toàn và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Để an toàn hơn, chị em có thể bổ sung hormone bằng các thảo dược thiên nhiên, vừa an toàn vừa không có tác dụng phụ.
Thông tin thêm cho bạn
» Tiền mãn kinh và “sự cố mất nước”