Vùng kín khô hạn là tình trạng thường gặp ở phụ nữ có nội tiết tố suy giảm. Tuy nhiên vẫn có thể gặp ở người trẻ. Nguyên nhân gây nên tình trạng này rất đa dạng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân cô bé khô hạn và cách khắc phục nhé.
Vùng kín khô hạn (hay khô âm đạo) là gì?
Vùng kín khô hạn (hay khô âm đạo) là triệu chứng phổ biến của thời kỳ tiền mãn kinh gây bốc hỏa, đổ mồ hôi, lãnh cảm và giảm ham muốn ở phụ nữ.
Vùng kín khô hạn khiến sinh hoạt hàng ngày bị gián đoạn và lâu dài gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và khả năng sinh sản của nữ giới. Vùng kín khô hạn thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh, sau sinh, cho con bú, có lối sống không lành mạnh.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng vùng kín khô hạn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vùng kín khô hạn, điển hình là do sự suy giảm nội tiết tố nữ, sinh con, mắc một số bệnh phụ khoa, căng thẳng kéo dài, vệ sinh không đúng cách,... Cụ thể như sau:
Vùng kín khô hạn sau sinh
Nồng độ nội tiết tố nữ tăng mạnh trong quá trình mang thai để giúp cho sự phát triển của thai nhi. Và bắt đầu trở lại bình thường trong vòng 24h sau sinh, sự thay đổi đột ngột này khiến chị em bị mệt mỏi, tức ngực, đầy bụng, vùng kín khô hạn,...
Bên cạnh đó, việc cho con bú cũng kích thích tuyến yên sản xuất nội tiết prolactin để sản sinh thêm sữa nuôi em bé. Prolactin còn ức chế buồng trứng sản sinh estrogen khiến cô bé khô hạn, giảm ham muốn tình dục.
Phụ nữ sau sinh có thể gây ra tình trạng vùng kín khô hạn
Khô âm đạo ở giai đoạn tiền mãn kinh/mãn kinh
Nguyên nhân chính gây khô âm đạo là sự suy giảm và mất cân bằng của nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Ở giai đoạn tiền mãn kinh/mãn kinh thì chức năng buồng trứng bị suy giảm từ đó dẫn đến hàm lượng nội tiết tố giảm theo. Mà estrogen giúp duy trì độ dày niêm mạc âm đạo, nhờ đó sẽ giúp cô bé luôn ẩm ướt.
Khô hạn do mắc một số bệnh phụ khoa, thuốc và lối sống hàng ngày
Thụt rửa âm đạo quá kỹ là nguyên nhân âm đạo khô hạn khá phổ biến. Có nhiều chị em nghĩ rằng thụt rửa âm đạo sẽ giúp làm sạch mà không biết sẽ làm mất đi cân bằng môi trường âm đạo, từ đó dẫn đến tình trạng vùng kín khô hạn và ngứa.
Ngoài ra, thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày quá nhiều lần trong ngày cũng làm khô âm đạo, mất cân bằng pH.
Để điều trị viêm âm đạo, chị em thường được bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh. Cách này có hiệu quả nhưng lại là nguyên nhân gây khô âm đạo do thuốc làm thay đổi môi trường âm đạo, vô tình tạo điều kiện cho nấm men, vi khuẩn có hại phát triển. Ngoài ra, hệ miễn dịch suy giảm, khí huyết ứ trệ cũng góp phần gây cô bé khô hạn giảm ham muốn.
Khô âm đạo không chỉ xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh, sau sinh mà còn gặp ở chị em có thói quen hút thuốc và dùng các chất kích thích như bia, rượu,...
Vùng kín khô hạn có thể xảy ra với người đang xạ trị hoặc hóa trị ung thư. Đây là một trong những thay đổi không mong muốn sẽ xảy ra, khô âm đạo gây ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, đau khi quan hê.
Viêm nhiễm phụ khoa là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô âm đạo
>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây khô hạn tiền mãn kinh
Hệ lụy khi vùng kín khô hạn là gì?
Khô âm đạo không chỉ cản trở tới những hoạt động hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới hạnh phúc, sức khỏe của chị em. Sau đây là một số hệ lụy mà tình trạng vùng kín khô hạn gây ra cho nữ giới:
- Gây cản trở và làm giảm khoái cảm, đau khi giao hợp cho cả hai người.
- Cô bé khô hạn khi quan hệ khiến âm đạo dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn.
- Khiến cho phụ nữ sợ và né tránh khi ân ái, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
- Sự suy giảm nội tiết tố nữ có thể kéo theo ảnh hưởng tới nhan sắc (như gây nám, sạm, tàn nhang, nếp nhăn da, tóc khô xơ và gãy rụng), tinh thần và tâm lý (giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng sinh sản, hay cáu gắt, bốc hỏa, mất ngủ), sức khỏe (loãng xương, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, khối u),...
Vùng kín khô hạn gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
Chẩn đoán khô âm đạo
Bất cứ triệu chứng như nóng rát, ngứa hay khó chịu vùng kín đều có thể nghi ngờ đến khô âm đạo. Vì vậy, khi có những triệu chứng trên thì chị em cần báo ngay với bác sĩ về thời gian đau cũng như những tình trạng sức khỏe bản thân trước đây để có thể chẩn đoán một cách chính xác và đưa ra hướng xử lý.
Để chẩn đoán tình trạng vùng kín khô hạn thì cần thực hiện khám vùng chậu để kiểm tra âm đạo có bị mỏng hay đỏ tấy hay không. Việc thăm khám này cũng giúp loại bỏ được những nguyên nhân gây bệnh phụ khoa như nhiễm trùng âm đạo hay nhiễm trùng tiết niệu.
Điều trị khô âm đạo như thế nào?
Để điều trị tình trạng khô âm đạo, chị em có thể sử thuốc bôi trơn, kem dưỡng ẩm kết hợp ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng kéo dài, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục, sử dụng thảo dược,...
Chất bôi trơn và kem dưỡng ẩm
Chị em có thể sử dụng chất bôi trơn để giúp làm giảm khô âm đạo khi quan hệ. Chất bôi trơn cần được bôi trực tiếp vào âm đạo trước khi quan hệ. Tuy nhiên, cách này chỉ là giải pháp nhất thời, chị em cần tìm cách để điều trị khô âm đạo và tránh những hậu quả có thể xảy ra. Kem dưỡng ẩm cũng được dùng để bôi trực tiếp vào âm đạo. Tuy nhiên, chị em nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng và tránh lạm dụng quá mức.
Sử dụng chất bôi trơn thường xuyên có thể gây viêm nhiễm phụ khoa
Áp dụng một số biện pháp tại nhà
Để hỗ trợ cho việc cải thiện tình trạng vùng kín khô hạn, chị em có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Nếu chị em ngủ không đủ giấc sẽ làm đầu óc trở nên căng thẳng, nhịp sinh học bị rối loạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh lý. Do đó, để cải thiện tình trạng vùng kín khô hạn, chị em nên ngủ từ 7-8 tiếng/ngày và giữ cho tình thần vui vẻ, lạc quan.
Nước giúp thải các chất độc hại ra bên ngoài và cần cho hoạt động của các bộ phận cơ thể được trơn tru, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Thiếu nước khiến vùng kín khô hạn và không thể tiết ra chất nhờn. Vì thế, chị em cần uống đủ nước mỗi ngày, từ 2-3 lít nước là cách giúp cô bé không khô hạn.
Tập thể dục là cách giữ gìn sức khỏe và tinh thần cho chị em. Mỗi ngày chị em nên dành khoảng 30 phút để tập.
Không nên mặc quần áo ẩm hoặc quá chật vì có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh phụ khoa.
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng và hợp lý là rất quan trọng. Chị em nên ăn nhiều rau xanh, súp lơ và củ cải,... để cấp nước cho cơ thể, ngăn cho da không bị khô và cải thiện tình trạng “ cô bé khô hạn” ở nữ giới. Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, các thực phẩm lên men,... cũng rất tốt để duy trì cân bằng pH âm đạo, chống lại sự xâm nhập của nấm men, vi khuẩn từ bên ngoài.
Tập thể dục giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng vùng kín khô hạn
Spacaps - Giải pháp vàng cho người bị vùng kín khô hạn
Việc áp một số phương pháp tại nhà như trên cần phải có sự kiên trì và thực hiện trong thời gian dài. Còn sử dụng chất bôi trơn và kem dưỡng ẩm quá nhiều có thể gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Vì vậy, xu thế của hiện nay là sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên, bởi chúng đem lại hiệu quả tích cực và an toàn cho người sử dụng. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Spacaps. Với sự kết hợp độc đáo giữa các thảo dược từ thiên nhiên tạo nên một công thức toàn diện. Cụ thể:
- Isoflavone được chiết xuất từ tinh chất mầm đậu nành có tác dụng điều chỉnh và cân bằng nội tiết tố nữ.
- Pregnenolone chiết từ tinh chất của củ mài có tác dụng sản sinh nội tiết tố nữ estrogen một cách tự nhiên, hỗ trợ cải thiện tình trạng vùng kín khô hạn, giảm ham muốn.
- Nhàu, hà thủ ô, đương quy,... có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, chống mệt mỏi, suy nhược. Từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, hỗ trợ cho quá trình sản sinh nội tiết tố nữ.
Bài viết trên là tổng quan về vấn đề vùng kín khô hạn và một số cách khắc phục tại nhà. Để nhanh chóng cải thiện tình trạng cô bé khô hạn, bạn nên kết hợp các phương pháp tại nhà và sử dụng thêm sản phẩm Spacaps mỗi ngày nhé.
Nếu có câu hỏi nào liên quan đến vấn đề vùng kín khô hạn, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận bên dưới, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.
>>>Xem thêm: Cô bé khô hạn phải làm sao?
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/vaginal-dryness#causes
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21027-vaginal-dryness