Khi thời tiết giao mùa, sức khoẻ của bạn cũng sẽ thay đổi. Sau đây là những loại thức phẩm giúp sức khoẻ của bạn không bị ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi.
1. Táo tàu: Ổn định tinh thần, chống dị ứng
Táo tàu có tác dụng an thần, ích trí bổ não, tăng cảm giác thèm ăn, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, táo tàu còn có thể phòng và điều trị bệnh huyết áp cao, loãng xưỡng và thiếu máu. Vì vậy, đây là thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt tốt trong thời tiết giao mùa cho người già và trẻ nhỏ.
Ngoài ra, do táo tàu có chứa một số lượng lớn các chất chống dị ứng như cyclic adenosine monophosphate nên nó có thể ngăn chặn sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng.
2. Hoa cúc: Tiêu đờm, sạch họng và phòng cảm lạnh
Cúc hoa có tác dụng trị chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt, nặng một bên đầu… Hoa cúc còn có tác dụng kháng viêm và cải thiện hệ miễn dịch, từ có thể rút ngắn thời gian bị bệnh cúm và làm giảm các triệu chứng ho, sốt, nhức đầu, sạch họng, nghẹt mũi.
3. Khoai lang: Ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ thải độc
Khoai lang được đánh giá là một trong những thực phẩm tốt nhất trong thời tiết giao giao mùa. Nó có tác dụng ngăn ngừa ung thư, chống táo bón, giảm béo, thường xuyên ăn khoai lang có thể kéo dài tuổi thọ.
Khi thời tiết thay đổi, từ nóng chuyển sang lạnh, nhiều người dễ bị sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Ăn khoai lang có thể giúp người bệnh ra mồ hôi, giảm sốt. Người bệnh chỉ cần nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh và ăn thay cơm.
Tuy nhiên, các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp nên tránh ăn khoai lang.
4. Quả óc chó: Nhuận phổi, chống hen suyễn và bổ não
Quả óc chó là thực phẩm bổ não tuyệt vời nhất, vừa là món ăn bổ thận cố tinh, nhuận phổi, chống hen suyễn. Ngoài ra còn điều trị hiệu quả các các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa như thận hư, đi tiểu nhiều lần, ho…
Người già thường xuyên ăn quả óc chó có thể giúp đầu óc minh mẫn, sáng mắt.
5. Hạt dẻ: Bổ tỳ kiện vị, bồi bổ sức khỏe
Hạt dẻ còn có danh hiệu là “vua của trăm loại hạt” vì nó vừa bổ tỳ kiện vị, vừa bổ thận cường gân. Ngoài ra còn có tác dụng hoạt huyết, cầm máu. Vào thời điểm cuối thu, mỗi ngày ăn một vài hạt dẻ, sẽ giúp bổ thận và thể lực cường tráng.
6. Chuối: Dưỡng âm, thải độc
Theo Đông y, chuối vị ngọt, tính mát, không độc, có khả năng dưỡng âm nhuận táo, sinh tân dịch; có tác dụng giảm phiền khát, nhuận phổi, nhuận tràng, thông huyết mạch, bổ tinh tủy, dùng để chữa các chứng bệnh táo bón, khô khát, say rượu, sốt, viêm gan, vàng da, sưng tấy…
Vì vậy, chuối là loại thực phẩm nên ăn ở bất kì thời điểm nào trong năm, nhất là trong những thời điểm giao mùa.
7. Lê: Thanh nhiệt giảm bớt những triệu chứng khô hanh trong mùa thu
Quả lê được Đông y coi là vị thuốc rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, ho, khản tiếng… Theo Đông y, lê tính mát, vị hơi chua, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, giảm họ, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận tràng, sinh tân dịch, dưỡng huyết… nên rất thích hợp để ăn trong những ngày thời tiết chuẩn bị sang thu.
8. Cam, chanh: Chống dị ứng
Dị ứng là bệnh rất phổ biến khi thời tiết giao mùa, để phòng bệnh này, bạn cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cam, chanh đều có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng mạnh trong cơ chế gây ra dị ứng, giảm được hiện tượng mề đay, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để cơ thể chống lại vi khuẩn.
Vitamin C trong cam chanh không chỉ hỗ trợ các tế bào chống khuẩn mà còn tiêu diệt virus trong màng dịch nhầy ở mũi và ở cổ họng, giảm chứng dị ứng.
Theo MVCS/Netlife