Khô âm đạo có thể chữa trị bằng Đông Y không? Bài thuốc Đông Y chữa khô âm đạo nào hiệu quả? Đó là thắc mắc phổ biến của các chị em khi lựa chọn những giải pháp điều trị khô âm đạo từ thiên nhiên nói chung và phương pháp y học cổ truyền nói riêng. Vậy thực hư của câu chuyện này là như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong những gợi mở tiếp theo!
Thuốc đông y chữa khô âm đạo
Các Bài Thuốc Đông Y Chữa Khô Âm Đạo
Dựa trên những nguyên lý điều trị, các bậc lương y đã phối hợp nên những bài thuốc Đông y chữa khô âm đạo hiệu quả dưới đây:
Tiêu giao tán
Công dụng: Sơ can giải uất, kiện tỳ, dưỡng huyết
Chủ trị: thể “Can uất tỳ hư” như đau đầu hoa mắt, mạn sườn đầy tức, miệng khát họng khô, mệt mỏi, chán ăn, hai vú căng tức, rối loạn kinh nguyệt … Bài thuốc cũng dùng cho phụ nữ bị huyết nhược âm hư, thiếu dinh dưỡng, nóng trong, gầy gò ốm yếu.
Thành phần:
Sài hồ Đương quy Chích thảo | 40g 40g 20g | Bạch thược Bạch truật Bạch linh | 40g 40g 40g |
Tiêu giao tán
Cách dùng:
- Tán các vị thuốc thành bột thô, uống 6-9g/lần x 2 lần/ngày
- Cho nước sắc Sinh khương, một chút bạc hà và sắc nước uống khi còn ấm.
Diễn giải bài thuốc:
- Sài hồ có công dụng sơ can giải uất. Sự kết hợp với bạc hà giúp cho sài hồ tán nhiệt do can uất sinh ra.
- Bạch thược, đương quy: bổ huyết, bình can, hoãn cấp (trị đau bụng kinh).
- Bạch linh, bạch truật: kiện tỳ, trừ thấp, giúp cho quá trình vận chuyển, trao đổi chất trong cơ thể trở lại bình thường, khí huyết được lưu thông.
- Cam thảo chích giúp ích khí, bổ trung, kiện tỳ vị, giúp hài hòa hai tạng can và tỳ.
- Sinh khương giúp ôn trung hòa vị, hỗ trợ bạch thược để điều hòa khí huyết.
Xem thêm: Cách làm "cô bé" ra nhiều nước
Bổ thiên đại táo hoàn gia giảm
Công năng: bổ tỳ, ích khí, sinh tân dịch, điều hòa dinh vệ
Chủ trị: các triệu chứng như âm đạo khô, vùng kín đau rát, đau khi quan hệ, miệng khô, họng khát, táo bón, phiền muộn, dễ cáu gắt, đau lưng mỏi gối … .
Thành phần:
Đẳng sâm Hoàng kỳ Bạch truật Cao quy bản Nữ trinh tử Tang thầm | 15 g 10 g 10 g 12 g 15 g 30 g | Lộc giác giao Sơn thù Thục địa Câu kỷ tử A giao Nhục thung dung | 12 g 10 g 15 g 15 g 10 g 10 g |
Bổ thiên đại táo hoàn gia giảm
Cách dùng: sắc nước, uống ngày 1 thang, trong vòng 1 tuần.
Diễn giải:
- Đẳng sâm bồi bổ cơ thể, ích khí sinh tân.
- Hoàng kỳ, bạch truật có tác dụng kiện tỳ bổ khí, lợi thủy tiêu thũng,
- Nữ trinh tử, sơn thù, câu kỷ tử có công dụng bổ can thận, trong đó câu kỷ tử có tác dụng bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo.
- Thục địa bổ âm dưỡng huyết, sinh tân dịch, tráng thủy.
- Cao quy bản, tang thầm giúp dưỡng âm tiềm dương, bổ thận, lợi gân cốt. Lộc giác giao, a giao bổ trung ích khí, bổ huyết, hoạt huyết, mạnh gân xương.
- Nhục thung dung giúp bổ thận dương, ích tinh huyết.
Tả Quy hoàn gia vị
Công năng: Tư âm bổ thận. Tả quy hoàn thích hợp dùng cho người thận âm hư
Chủ trị: các chứng thận âm bất túc dẫn đến thận thủy suy không tư dưỡng, điều hòa dinh vệ, tân dịch khô kiệt, miệng ráo, lưỡi khô, đau lưng mỏi gối.
Thành phần:
Thục địa Sơn dược Sơn thù Câu kỷ tử | 32g 16g 16g 16g | Ngưu tất Thỏ ty tử Lộc giác giao Quy giao | 12g 16g 16g 16g |
Tả Quy Hoàn Gia Vị
Cách dùng: tán mịn, sắc nước, mỗi lần 20g x 3 lần/ngày.
Diễn giải:
- Thục địa, Sơn thù, Câu kỷ tử có công dụng tư bổ can thận âm, khiến cho phần thủy đầy đủ sẽ chế tiết phần hỏa đang lấn át.
- Sơn dược có tác dụng bổ âm, dưỡng tỳ vị, giúp thận tư âm tiềm dương, làm cho thận thủy đầy đủ
- Ngưu tất, Thỏ ty tử có chức năng bổ thận, lợi cân cơ, cường gân cốt
- Lộc giác giao, Quy giao: tư âm bổ dương nhằm ích khí sinh thủy
Một số lưu ý thêm khi sử dụng bài thuốc Đông Y chữa khô âm đạo:
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng, không dung thuốc kéo dài khi không có chỉ định của thầy thuốc
- Đối với phụ nữ bị khô âm đạo, uống thuốc Đông Y khi còn ấm là tốt nhất. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mắc chứng hàn thì uống thuốc khi nóng là phù hợp hơn, và bệnh nhân mắc chứng nhiệt thì nên uống thuốc khi đã nguội.
Xem thêm: Ăn gì để cô bé có nhiều nước ?
Quan niệm của Đông Y về khô âm đạo
Nếu như Tây Y chỉ ra nguyên nhân khô âm đạo chủ yếu ở phụ nữ trẻ sau sinh, tiền mãn kinh là rối loạn nội tiết tố. Cụ thể là sụt giảm nồng độ hormone sinh dục nữ - estrogen. Đây là nội tiết tố đóng vai trò chủ đạo trong việc tiết ra chất nhờn âm đạo.
… thì Y học cổ truyền quan niệm khô âm đạo được lý giải bởi sự hư suy, rối loạn của 3 tạng trong cơ thể là Can – Tỳ - Thận.
Đối với một cơ thể bình thường:
- Can tàng huyết, chủ sơ tiết tức là chịu trách nhiệm bài tiết các chất nội tiết của cơ thể.
- Tỳ chủ vận hóa, nghĩa là chuyển hóa thức ăn thành các chất nhỏ hơn để cơ thể dễ hấp thu, từ đó vận chuyển các chất này đến các cơ quan, bộ phận.
- Thận tàng tinh, thận chủ thủy, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể.
Tuy nhiên, khi chức năng của các tạng bị suy giảm, cụ thể là âm dương mất cân bằng, sẽ dẫn đến những rối loạn và giảm sút chức năng của các bộ phận có liên quan trong cơ thể, trong đó có âm đạo. Những “chứng” (bất thường) của các tạng có thể dẫn đến khô âm đạo là:
- Can uất tỳ hư
- Tinh khí của Thận hư tổn
Can uất Tỳ hư
Trong Y học cổ truyền, tạng "Can" có chức năng điều hòa tinh thần và sự thư thái.
Can uất Tỳ hư thường có biểu hiện như tinh thần uất ức, đau tức mạn sườn, mỏi chân tay, ăn uống kém, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn nội tiết tố, da khô sạm, giảm ham muốn, lãnh cảm …
Ngoài ra, nếu suy nghĩ, lo lắng quá độ, ăn uống kiêng khem, không đủ chất cũng ảnh hưởng đến hoạt động của tỳ dẫn tới tỳ khí hư.
Nguyên lý tương sinh, tương hỗ trong Y học cổ truyền
Tinh khí của Thận hư tổn
Tinh khí hay chức năng của thận suy yếu thể hiện qua chứng thận âm hư và thận dương bất túc
Thận bao gồm thận dương và thận âm, 2 phần âm dương tương hỗ lẫn nhau, giữ cho tạng thận ở thế cân bằng.
Thận chủ về tàng tinh, chủ thủy và chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể. Trong nguyên lý của ngũ tạng, thận chủ thủy nghĩa là chủ trì sự vận chuyển của tân dịch, huyết dịch. Nếu thủy hư, âm hư, huyết dịch trong người sẽ bị giảm sút, không chỉ vậy mà tân dịch cũng hao kiệt theo.
Đối với nữ giới, thận âm là nguồn gốc của âm dịch, giúp nhuận ướt các tạng phủ. Thận âm hư sẽ dẫn đến âm dịch tiết ra không đủ làm cho da khô, tóc khô, thủy dịch khô (gây khô âm đạo khi giao hợp).
Đông Y có câu “âm hư hỏa vượng”. Có thể hiểu nôm na rằng khi âm hư (cụ thể là thận âm (-) hư) sẽ làm mất cân bằng âm dương tại tạng thận, đây cũng chính là lúc thận dương (+) thịnh. Mà thận dương lại đại hiện cho hỏa. Hỏa vượng sẽ khiến cho thủy dịch khô, hao kiệt.
Ưu nhược điểm khi điều trị khô hạn bằng Đông Y
Ưu điểm của các bài thuốc đông Y chữa khô âm đạo
- Thuốc Đông Y có thể điều trị tận gốc khô âm đạo nếu như kiên trì sử dụng đúng và đủ liều lượng.
- Các thành phần từ dược liệu sẽ hạn chế được những tác dụng phụ cho cơ thể, không giống như những thuốc điều trị từ Tây Y có thể gây hại cho gan, thận hoặc phát sinh những biểu hiện khó chịu khác như kích ứng, nguy cơ ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
Nhược điểm khi chữa khô âm đạo bằng Đông Y
- Thời gian điều trị lâu dài, mức độ cải thiện bệnh chậm hơn Tây Y
- Vị đắng, khó uống.
- Tốn nhiều thời gian để sắc thuốc.
- Nguồn dược liệu hiện nay có thể chưa đảm bảo được chất lượng cũng như yêu cầu trong mỗi bài thuốc.
Có thể nói rằng, mỗi phương pháp điều trị, dù là Đông Y hay Tây Y đều có những ưu, nhược điểm khác nhau mà các chị em cần phải cân nhắc, lựa chọn dựa trên nhu cầu, điều kiện kinh tế và tình trạng sức khỏe của bản thân mình.
Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp an toàn cho cơ thể, hiệu quả lâu bền và nâng cao sức khỏe cho các tạng phủ trong cơ thể thì những bài thuốc Đông Y chữa khô âm đạo kể trên sẽ là sự trợ giúp lý tưởng để khắc phục khô hạn.
Nếu bạn vẫn còn những câu hỏi về khô âm đạo hoặc tìm kiếm giải pháp giúp “cô bé” có nhiều nước từ thiên nhiên, xin vui lòng để lại thông tin để đặt lịch tư vấn sớm nhất cùng chuyên gia.
Tư vấn trực tuyến: 0917230950.