Đau khi quan hệ tình dục có thể do nhiều nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu biết về nguyên nhân và cách khắc phục chứng bệnh tế nhị này.
Không thể quan hệ tình dục vì âm đạo không bài tiết đủ dịch nhờn là sự cố thực sự khó chịu cho cả hai người. Âm đạo khô làm cho người phụ nữ cảm thấy ngứa, khó chịu; quan hệ tình dục giảm khoái cảm, đau, thậm chí không thể thực hiện được. Rất phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hiện nay đã có nhiều cách chữa trị có hiệu quả tùy nguyên nhân.
Xác định rõ nguyên nhân mới có thể có giải pháp thích hợp. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp:
Giảm nồng độ estrogen: Là nguyên nhân chính gây khô âm đạo. Khi đó sự bài tiết dịch nhờn giảm đi, lớp niêm mạc âm đạo cũng mỏng, kém co giãn và dễ tổn thương hơn. Estrogen giảm do nhiều nguyên nhân: phụ nữ đến tuổi mãn kinh và sau mãn kinh; bị cắt bỏ tử cung hoặc 2 buồng trứng; đang cho con bú; bị những bệnh làm giảm sự bài tiết hormon, ví dụ như chán ăn, mất kinh do vận động nhiều, do tuyến dưới đồi; giảm nồng độ estrogen trước và trong kỳ kinh.
Ảnh minh họa
Do dùng thuốc, đang điều trị hoá liệu pháp; đang dùng thuốc uống, thuốc tiêm hay cấy để tránh thai...
Bị bệnh tự miễn dịch như hội chứng Sjogren: Vừa gây ra những triệu chứng khô mắt và miệng, vừa làm giảm độ ẩm ướt ở âm đạo.
Rửa âm đạo quá sâu: Nhiều phụ nữ có thói quen vệ sinh âm đạo quá kỹ, làm thay đổi cân bằng hoá học ở môi trường âm đạo nên dẫn đến viêm âm đạo, giảm tiết dịch nhờn, hậu quả là âm đạo khô, khó quan hệ tình dục.
Kinh nguyệt rất thưa, 1 năm chỉ khoảng 4-5 lần, có thể do sự bài tiết hormon không thuận lợi cho sự bài tiết dịch nhờn âm đạo, cần gặp thầy thuốc phụ khoa vì sự bài tiết hormon liên quan đến hoạt động của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng, nếu không bình thường có thể gây khô âm đạo. Một số bệnh hiếm gặp của buồng trứng như: u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang cũng ảnh hưởng đến sự bài tiết hormon.
Về điều trị, có thể dùng:
Thuốc làm ẩm ướt âm đạo, loại thuốc này thường có độ pH thấp nên duy trì được môi trường toan của âm đạo do đó có thể giảm được nhiễm khuẩn.
Chế độ ăn bổ sung: Trong đậu tương có chất isoflavone được coi là estrogen thực vật cho nên cần ăn nhiều sản phẩm làm từ đậu tương có thể giúp giảm khô âm đạo.
Không nên thử các cách chữa khô âm đạo không hợp lý như rửa bằng dung dịch giấm - xịt nước hoa - xà phòng - dầu tắm. Trừ dầu có vitamin E có thể làm trơn và giảm ngứa ở âm đạo.
Vì thiếu estrogen là nguyên nhân chính gây khô âm đạo cho nên liệu pháp hormon thay thế (dùng climen) thường đem lại hiệu quả. Thuốc mỡ có estrogen, tên biệt dược là colpotrophine đang có trên thị thường thuốc nước ta, bôi 3 - 4 lần mỗi tuần vào niêm mạc âm đạo. Hoặc bổ sung hormon uống hằng ngày, loại estrogen phối hợp với progesterone hay estrogen đơn thuần đều có hiệu quả.
Ngoài ra một phương pháp mà hiện nay các chuyên gia sản phụ khoa thường khuyên dùng đó là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, đặc biệt là sản phẩm Thực phẩm chức năng có chứa thành phần Prenenolone, isoflavone. Trong đó, thành phần prenenolone được coi là tiền hoocmon sẽ bổ sung lượng nội tiết tố thiếu hụt của cơ thể nên sẽ an toàn và hiệu quả trong việc điều trị hiệu quả bệnh khô âm đạo.
(Theo SKĐS)