Rối loạn nội tiết tố nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục

Hiện nay, rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng phổ biến mà rất nhiều chị em gặp phải. Chính vì vậy, các vấn đề như dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả đang được rất nhiều chị em quan tâm. Nếu bạn đang băn khoăn về những vấn đề này, hãy cùng với chúng tôi tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé.

Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?

Khi người phụ nữ ở trạng thái bình thường, nội tiết tố đóng vai trò cân bằng sự trao đổi chất và các chức năng sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên, khi các hormone quá ít hoặc quá nhiều trong máu thì sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ. Đó là sự mất cân bằng hormone estrogen, progesterone ở nữ giới.

Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ

Hormone đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Khi có một loạt các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây có thể báo hiệu bạn đang mất cân bằng nội tiết tố nữ. 

  • Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột, mệt mỏi, yếu cơ, đổ mồ hôi, mất ngủ.
  • Đau đầu, tăng hoặc giảm nhịp tim.
  • Tăng nhạy cảm với lạnh hoặc nóng, táo bón,  đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Khô hạn và giảm ham muốn tình dục.
  • Hồi hộp, lo lắng, cáu kỉnh, da khô, tóc mỏng, dễ gãy.
  • Kinh nguyệt ra nhiều hoặc không đều (trễ kinh, vô kinh).

Met-moi-la-mot-dau-hieu-cua-mat-can-bang-noi-tiet-to-nu 

Mệt mỏi là một dấu hiệu của mất cân bằng nội tiết tố nữ 

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến của sự mất cân bằng nội tiết tố:

  • Thời kỳ mãn kinh, suy buồng trứng nguyên phát còn được gọi là mãn kinh sớm.
  • Thai kỳ, cho con bú.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), đang sử dụng phương pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc.
  • Đang mắc các khối u, dù là ung thư hay lành tính.
  • Ăn uống không điều độ, căng thẳng kéo dài.

Ngoài ra, khi mắc các bệnh này cũng có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố: Bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt, suy giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp, thiểu năng sinh dục, hội chứng Cushing, bệnh lý Addison,...

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ là do mất cân bằng hormone estrogen, viêm nhiễm, hệ miễn dịch suy giảm. Muốn cải thiện được tình trạng này, cần phải tác động đến được những nguyên nhân trên.

Cang-thang-keo-dai-co-the-la-nguyen-nhan-gay-roi-loan-noi-tiet-to-nu

Căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ

>>>Xem thêm: Nguyên nhân bốc hỏa tiền mãn kinh và cách khắc phục hiệu quả

Những ảnh hưởng do rối loạn nội tiết tố nữ gây ra cho chị em phụ nữ?

Rối loạn nội tiết tố nữ sẽ làm suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng và tử cung. Đây cũng là nguyên nhân khiến chị em tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 

Hay căng thẳng, tâm lý tiêu cực

Do hàm lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ ảnh hưởng tới quá trình sản sinh ra serotonin – Loại hormone chi phối tinh thần, trạng thái tâm lý, cảm xúc. Khi estrogen thiết hụt thì chị em dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, stress kéo dài.

Gây ảnh hưởng tới da, tăng cân nhanh

Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân gây nám và sạm da. Khi bị rối loạn nội tiết tố thì làn da của chị em sẽ trở nên khô, sạm và xuất hiện các vết nám, tàn nhang. Mất cân bằng nội tiết tố sẽ khiến hormone cortisol và insulin tăng cao làm kích thích cảm giác thèm ăn.

Làm suy giảm ham muốn

Estrogen và progesterone là 2 loại hormone mang lại cảm giác khoái cảm ở người phụ nữ khi quan hệ. Vì vậy, khi hàm lượng 2 hormone này suy giảm hoặc mất cân bằng sẽ gây khô hạn, làm giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ.

Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn

Hàm lượng estrogen do buồng trứng tiết ra ở mức quá thấp hoặc quá cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, dẫn đến tình trạng rối loạn, tắc kinh ở phụ nữ.

Rối loạn nội tiết tố nữ được chẩn đoán như thế nào?

Tùy thuộc vào các triệu chứng và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán. Cụ thể như sau:

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để kiểm tra tuyến giáp và mức độ estrogen, testosterone và cortisol của bạn.

Khám vùng chậu: Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung để xem có bất kỳ cục u, u nang hoặc khối u bất thường nào không. 

Siêu âm: Máy siêu âm sử dụng sóng âm thanh để quan sát bên trong cơ thể để lấy hình ảnh của tử cung, buồng trứng, tuyến giáp hoặc tuyến yên.

Xet-nghiem-mau-giup-chan-doan-roi-loan-noi-tiet-to

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán rối loạn nội tiết tố

Điều trị rối loạn nội tiết tố nữ

Điều trị rối loạn nội tiết tố nữ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Một số lựa chọn điều trị rối loạn nội tiết tố nữ phổ biến như liệu pháp estrogen, sử dụng thảo dược,...

Điều trị rối loạn nội tiết tố nữ bằng phương pháp tây y

Dưới đây là một số giải pháp mà bác sĩ có thể sử dụng để điều trị rối loạn nội tiết tố nữ:  

Liệu pháp estrogen: Nếu bạn đang bị bốc hỏa hoặc các triệu chứng khó chịu khác của thời kỳ mãn kinh, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, phương pháp này có thể để lại một số tác dụng phụ. Vì vậy cần thảo luận về những rủi ro và lợi ích của liệu pháp thay thế hormone (HRT) với bác sĩ. 

Estrogen âm đạo: Nếu bị khô âm đạo hoặc đau khi quan hệ tình dục, bạn có thể thử bôi kem, viên hoặc vòng chứa estrogen. Việc sử dụng liệu pháp điều trị tại chỗ này giúp loại bỏ nhiều nguy cơ liên quan đến estrogen toàn thân.

Các biện pháp cân bằng nội tiết tố nữ tự nhiên tại nhà

Bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp sau để hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ:

  • Giữ cho cân nặng ở mức độ vừa phải có thể giúp kinh nguyệt đều hơn và tăng khả năng mang thai. 
  • Sắp xếp thời gian tập thể dục mỗi ngày một cách khoa học để giảm căng thẳng và thư giãn.
  • Ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng, không loại bỏ hoàn toàn chất béo.
  • Hạn chế thức khuya sau 23h, tránh làm việc quá sức.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê vì sẽ làm giảm sản xuất estrogen.
  • Rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn gì? Đậu nành là thực phẩm chứa nhiều phytoestrogen tồn tại dưới dạng isoflavone nên dễ hấp thu vào cơ thể.
  • Trong 100g hạt lanh có chứa 379.380mcg estrogen. Ngoài ra, hạt lanh còn chứa các dưỡng chất rất tốt cho cơ thể.
  • Súp lơ chứa phytoestrogen, chất chống oxy hóa, axit amin, tăng khả năng trao đổi chất, giúp chị em có làn da mịn màng, tươi trẻ.
  • Chị em có thể bổ sung các vitamin cần thiết như: Vitamin E, B3, B6, D,… giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Từ đó có thể giúp cân bằng nội tiết tố nữ.
  • Sử dụng chất bôi trơn/kem dưỡng ẩm không chứa paraben, glycerin và dầu mỏ.

Tap-the-duc-moi-ngay-giup-can-bang-noi-tiet-to-nu

Tập thể dục mỗi ngày giúp cân bằng nội tiết tố nữ

Hỗ trợ cải thiện rối loạn nội tiết tố nữ bằng thảo dược

Để cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ hiệu quả, ngoài xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý, các chuyên gia khuyên chị em nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Spacaps có thành phần chính từ tinh chất mầm đậu nành và tinh chất củ mài kết hợp cùng đương quy, hà thủ ô, nhàu, thổ phục linh,... Sản phẩm là một công thức có tác động toàn diện giúp cân bằng nội tiết tố hiệu quả, cụ thể:

Giúp buồng trứng sản sinh ra nội tiết tố thiếu hụt một cách tự nhiên

+ Isoflavone (tinh chất được chiết ra từ mầm đậu nành) có vai trò như hormone sinh dục nữ nên thường được gọi là estrogen thực vật.

+ Tinh chất củ mài (pregnenolone): Là tiền hormone steroid được tổng hợp bởi tuyến thượng thận, buồng trứng,… Nó chuyển hóa thành androstenedione, testosterone và estrogen. 

Cả 2 thành phần trên đều là tiền hormone, do vậy chúng chỉ chuyển hóa thành hormone khi cơ thể thiếu hụt. Chính vì thế, không gây ra tình trạng thừa hormone như dùng thuốc nội tiết.

Hoạt huyết, nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm

+ Đương quy có tác dụng điều kinh, hoạt huyết. 

+ Hà thủ ô có tác dụng bổ máu, kích thích tạo hồng cầu, giúp tăng lực khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

+ Nhàu có tác dụng bổ phế, hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt, chống oxy hóa, giảm viêm, tăng cường miễn dịch tế bào.

+ Thổ phục linh có khả năng kháng khuẩn, chống phù thũng.

Spacaps giúp bổ sung hormone dưới dạng tiền chất, giúp cân bằng nội tiết trong cơ thể tự nhiên mà không gây thừa hormone, cải thiện tình trạng khô âm đạo, bốc hỏa, giảm ham muốn, nám sạm da,... 

Bài viết trên là tổng quan về vấn đề rối loạn nội tiết tố nữ. Khi xuất hiện dấu hiệu bị mất cân bằng nội tiết tố nữ, ngoài việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học thì chị em đừng quên kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa tinh chất mầm đậu nành và tinh chất củ mài mỗi ngày để đạt hiệu quả lâu dài nhé.

Nếu còn có câu hỏi nào liên quan đến vấn đề rối loạn nội tiết tố, hãy bình luận bên dưới bài viết, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.

>>>Xem thêm: 11 cách tăng cường sinh lý nữ

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/hormonal-imbalance

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321486

https://www.webmd.com/women/ss/slideshow-hormone-imbalance

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-spacaps



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Chỉ sau 14 ngày, tình trạng khô hạn đã không còn là nỗi lo
    Chỉ sau 14 ngày, tình trạng khô hạn đã không còn là nỗi lo

    Chị em phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh hay sau sinh thường gặp phải những rắc rối: khô hạn, giảm ham muốn, da nám, khô sạm và già nua, tóc rụng nhiều, bốc hỏa,... Khi ở tình trạng trên chắc chắn chị em chẳng mấy ai thích rồi, nhất là khi “khô hạn”. Hơn nữa các đức lang quân cũng lại càng không thích, do vậy các vấn đề trên tưởng là nhỏ thôi nhưng lại rất ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của chị em mình.

  • Vì sao hoạt chất pregnenolone trong củ mài đắng giúp tăng cường sinh lý nữ?
    Vì sao hoạt chất pregnenolone trong củ mài đắng giúp tăng cường sinh lý nữ?

    Tăng cường sinh lý nữ là giải pháp mà đa số chị em hiện nay đang hướng đến để cải thiện chuyện phòng the, dưỡng nhan sắc. Tuy nhiên, việc tìm được phương pháp hiệu quả mà an toàn không phải là điều dễ dàng bởi trên thị trường có hỗn tạp các sản phẩm khác nhau khiến chị em băn khoăn khi chọn lựa. Một giải pháp được gợi ý có thể đáp ứng được cả 2 khía cạnh an toàn và hiệu quả đó chính là sử dụng tinh chất củ mài pregnenolone. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết này!

  • 48 tuổi bị khô âm đạo, rối loạn nội tiết dùng Spacaps có cải thiện không?
    48 tuổi bị khô âm đạo, rối loạn nội tiết dùng Spacaps có cải thiện không?

    Hỏi: Chào giáo sư, tuần vừa rồi tôi có xem giáo sư tư vấn trong chương trình "Giao lưu trực tuyến về tình trạng rối loạn nội tiết tố" trên trang Tư vấn sức khỏe 24h. Tôi năm nay 48 tuổi rồi ạ, kinh nguyệt bắt đầu rối loạn, chuyện vợ chồng gặp nhiều khó khăn do tôi bị khô âm đạo. Xin hỏi giáo sư, trong chương trình, giáo sư có nhắc tới sản phẩm Spacaps. Vậy độ tuổi của tôi với những biểu hiện như vậy có uống được không? Nếu có thì dùng trong bao lâu sẽ cải thiện tình trạng khô âm đạo và các rối loạn nội tiết? (Đinh Thị Thúy Vân – Mộ Đức, Quảng Ngãi).

  • Nghiên cứu tại BV Từ Dũ đánh giá hiệu quả của Spacaps trong hỗ trợ cải thiện khô âm đạo
    Nghiên cứu tại BV Từ Dũ đánh giá hiệu quả của Spacaps trong hỗ trợ cải thiện khô âm đạo

    Thử nghiệm lâm sàng không đối chứng trên 100 phụ nữ có triệu chứng khô âm đạo được sử dụng Spacaps (Phytoestrogen) trong 3 tháng. Kết quả: triệu chứng khô âm đạo cải thiện đáng kể sau khi kết thúc 1 đợt điều trị: ngứa âm đạo giảm 89,4%, chảy máu sau giao hợp giảm 87,8%, đau khi giao hợp giảm 84,1%, nóng rát âm đạo giảm 85,05%, tự cảm thấy khô âm đạo giảm 82,2%.